Khoa Dược –TTB – VTYT

 

 

 

 

Hình 1. Nhân sự khoa Dược – TTB – VTYT

 Trung tâm Y tế huyện Hòa Bình năm 2022

1. Chức năng của Khoa Dược

     Khoa Dược –TTB – VTYT Trung tâm Y tế huyện Hòa Bình là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý

2. Nhiệm vụ của khoa Dược

  • Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị.
  • Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
  • Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
  • Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
  • Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
  • Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.
  • Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.

  • Tham gia chỉ đạo tuyến.
  • Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
  • Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
  • Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
  • Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế

3. Cơ cấu tổ chức, nhân sự khoa Dược

     3.1. Cơ cấu tổ chức

     3.2. Tổ chức nhân sự

          - Trưởng Khoa Dược: DS.CKI Quách Tấn Đạt

          - Phó trưởng Khoa: DS Trương Ngọc Diệp

          - Bộ phận nghiệp vụ Dược: DSTH Thạch Phương

          - Bộ phận thống kê dược: DS Nguyễn Ngọc Quyền; DS Lê Đức Đạt.

          - KTV trưởng, Kho chẵn thuốc: DSCĐ Lâm Thùy Linh

          - Kho lẻ thuốc nội trú:

DS Cao Triệu Ngươn

DS Lê Đức Đạt

DSCĐ Nguyễn Thị Út

DSCĐ Tạ Thùy Linh

DS Nguyễn Ngọc Duyên

          - Kho lẻ thuốc ngoại trú

DSCĐ Huỳnh Thị Kim Yến

DSCĐ Nguyễn Minh Nhựt

DS Nguyễn Ngọc Quyền

DSCĐ Nguyễn Thị Huyền Trân

DSCĐ Lý Thị Diễm Hương

DSCĐ Nguyễn Lan Anh

          - Kho lẻ thuốc dược liệu

DSCĐ Đặng Việt Thùy

DSCĐ Văn Tiến Anh

          - Kho thuốc chương trình

DSCĐ Đặng Việt Thùy

DSCĐ Văn Tiến Anh

          - Bộ phận Dược lâm sàng – thông tin thuốc:

DS Trương Ngọc Diệp

DS Đỗ Thị Ngọt

DS Trần Ngọc Thơ

4. Một vài nét về hoạt động khoa Dược bệnh viện

     4.1. Nghiệp vụ cung ứng-bảo quản-cấp phát thuốc

  • Đảm bảo việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược, quy chế quản lý các thuốc kiểm soát đặc biệt (gây nghiện, hướng tâm thần…):
  • Đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ và tương đối kịp thời; góp phần xây dựng và thông qua danh mục thuốc bệnh viện đáp ứng cho nhu cầu điều trị…
  • Công tác thống kê và báo cáo tình hình sử dụng thuốc luôn được thực hiện kịp thời theo các quy định của Bộ Y tế, Sở Y tế và các bên liên quan. Cán bộ thống kê và nghiệp vụ dược được tập huấn, áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lý cung ứng-sử dụng thuốc tại bệnh viện.
  • Các kho thuốc các nguyên tắc chung theo quy định của GSP, được thiết kế tạo điều kiện để thuốc được bảo quản ở điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng và hạn chế các sai sót trong quá trình quản lý và cấp phát.
  • Lấy người bệnh làm trung tâm, các dược sĩ cấp phát thuốc nội trú và ngoại trú luôn tận tâm trong công tác chuyên môn, đảm bảo cấp phát đầy đủ, chính xác, kịp thời và có hướng dẫn sử dụng thuốc khi người bệnh có yêu cầu.

 

Hình 3. Cấp phát thuốc tại kho dược.

      4.2. Dược lâm sàng-thông tin thuốc:

               - Tổ chức thường quy hằng tháng hoạt động sinh hoạt chuyên đề về thuốc, bình đơn thuốc và tham gia bình bệnh án cấp Bệnh viện, hướng đến nâng cao hiệu quả và tính an toàn trong sử dụng thuốc, đặc biệt là sử dụng các thuốc giá trị cao, thuốc có nguy cơ cao, khoảng trị liệu hẹp và sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện.

Hình 4. Hoạt động sinh hoạt chuyên môn, bình đơn thuốc cấp Bệnh viện

  - Xây dựng, cập nhật và triển khai hằng năm các hướng dẫn sử dụng, các danh mục thuốc nguy cơ cao, danh mục thuốc nhìn giống nhau, đọc giống nhau (look-alike sound alike).

Hình 5. Danh mục LASA tại trung tâm do tổ Dược lâm sàng biên soạn

  - Biên soạn và biên tập các bản tin thông tin thuốc cung cấp thông tin cho bác sĩ và cộng đồng thông qua nhiều hình thức (tập san, góc truyền thông và bản tin trên công thông tin điện tử của bệnh viện)…

Hình 6. Bản tin thông tin thuốc do tổ Dược lâm sàng biên soạn

               - Tham gia và đầu mối thực hiện triển khai công tác quản lý, giám sát sử dụng kháng sinh tại bệnh viện theo quyết định 5631/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành năm 2020. Công tác trao đổi, tư vấn tối ưu hóa sử dụng thuốc cho bác sĩ trong quá trình đi buồng đã có nhiều tín hiệu tích cực. Vai trò của dược sĩ lâm sàng trong đội ngũ điều trị (bác sĩ, điều dưỡng…) từng bước được khẳng định, đặc biệt trong các vấn đề về sử dụng kháng sinh cho các đối tượng đặc biệt (bệnh nhân nặng tại các khoa Hồi sức, bệnh nhân có chức năng thận biến đổi…)

     4.3. Công tác đào tạo, phát triển nhân sự

          Nhân viên Khoa Dược được tham gia các khóa và có chứng chỉ đào tạo liên tục về Dược trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm đấu thầu thuốc, bảo quản thuốc, dược lâm sàng, cảnh giác dược và quản lý chất lượng.

Hình 7. Khoa Dược tham gia tập huấn Tổng quan phản ứng có hại của thuốc

    4.5. Các hoạt động đoàn thể - công tác xã hội

          Nhân viên khoa Dược thường xuyên tham gia các hoạt động cấp phát-tư vấn thuốc từ thiện, hiến máu nhân đạo và các hoạt động thể thao do Trường và Bệnh viện tổ chức.

5. Thành tích đạt được

  • Chuẩn hóa các quy trình hoạt động của khoa dược theo quy trình quản lý chất lượng.
  • Hoàn thành xây dựng nhà thuốc GPP.
  • Triển khai công tác thông tin thuốc – dược lâm sàng trong bệnh viện nội trú và ngoại trú như: duyệt đơn thuốc, kiểm tra giám sát sử dụng thuốc an toàn hợp lý…
  • Trong năm 2019- 2020 khoa tham gia đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, nghiên cứu sử dụng thuốc an toàn- hợp lý
  • Giấy khen, bằng khen: Năm 2019: Khoa Dược nhận được giấy khen danh hiệu Tập thể Lao động Xuất Sắc do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bạc Liêu khen tặng.

 

Hình 8. Giấy Khen danh hiệu Tập thể Lao động Xuất Sắc

 

6. Mục tiêu và định hướng phát triển khoa Dược

  • Phát triển nguồn nhân lực về cả số lượng và trình độ chuyên môn của cán bộ khoa Dược để đáp ứng nhu cầu phục vụ người bệnh một cách toàn diện.
  • Từng bước phát triển hệ thống cơ sở vật chất khoa Dược đáp ứng nhu cầu bảo quản và cấp phát thuốc.
  • Hoàn thiện, tối ưu hóa các quy trình cung ứng thuốc, quản lý sử dụng thuốc kiểm soát đặc biệt và các quy trình chuyên môn về dược lâm sàng như thông tin thuốc, giám sát phản ứng có hại, giám sát sai sót trong sử dụng thuốc và thực hành đi buồng đối với dược sĩ lâm sàng.
  • Hiện đại hóa công tác cấp phát hướng đến An toàn – Chính xác – Nhanh chóng – Hiệu quả.
  • Đẩy mạnh hoạt động thông tin thuốc – Dược lâm sàng: nâng cao năng lực chuyên môn, đap ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đảm bảo an toàn, hiệu quả trong sử dụng thuốc trên từng người bệnh.
  • Phát huy thế mạnh trong công tác quản lý, phân tích chi phí – hiệu quả và can thiệp vĩ mô vấn đề sử dụng thuốc trong bệnh viện.